Mỗi vùng miền đều có những điều riêng biệt và mỗi khoảnh khắc thời gian đều cho chúng ta những trải nghiệm thú vị. Hãy một lần đến với miền Tây Nam Bộ – vùng đất cuối cùng của sông mẹ Mê Kông vĩ đại tìm đường ra biển lớn.
Nơi mà thiên nhiên ưu đãi những sản vật vô cùng trù phú, sự hào sảng hiếu khách và thân thiện của con người nơi đây, với những nét văn hóa ẩm thực các món ngon miền Tây Nam Bộ.
Những địa điểm du lịch trải nghiệm “An Giang mùa nước nổi”, “chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ”, “Tháp Mười – Thủ phủ đất sen hồng”, “Cà Mau – Cực Nam tổ quốc…
Contents
Nếu ai đó hỏi “về miền Tây ăn gì?”
Thì câu trả lời đó là về miền Tây thưởng thức các món đặc sản mùa nước nổi với các sản vật như cá linh non, cá heo sông Hậu, lươn, chuột đồng… kết hợp với những loại rau đồng quê như bông điên điển, bông súng, rau đắng, bồn bồn… được chế biến theo cách nấu món miền Tây độc đáo, tạo nên hương vị đặc trưng của địa phương nơi đây.
Hãy cùng nhau khám phá những nét văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ, với những món ngon miền Tây Nam Bộ nên thưởng thức khi đến với miền Tây sông nước, sẽ khiến bạn nhớ mãi hương vị nơi này.
Cá heo sông Hậu
Ở thượng nguồn sông Hậu, một nhánh sông lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là xứ cá bởi hàng năm khi mùa nước lũ, các loại cá theo dòng nước từ biển Hồ (Campuchia) đổ về.
Tại nơi đây có một loại cá có tên rất đặc biệt và khi nhắc đến ai cũng tò mò, đó chính là cá heo nước ngọt, tên gọi là cá heo nhưng hình dán nó rất là nhỏ, cỡ ngón tay cái người lớn, mình dẹp như cá rô, dài chừng 7-8 cm. Thịt của cá thì ngon béo, nhưng mỡ của nó là béo thanh chứ không phải béo ngậy như những loài cá khác, hơn thế nữa cá heo có thể đem chế biến thành nhiều món ngon nức tiếng miền Tây.
Ngoài ra
Sở dĩ có tên là cá heo vì khi lặn dưới nước, người ta nghe tiếng chúng kêu éc éc và khi bị bắt lên bờ chúng giãy giụa cũng phát ra âm thanh giống tiếng heo kêu nên ngư dân lưu vực sông Hậu đặt tên chúng là cá heo.
Từ vùng hạ lưu sông Hậu ngược lên đầu nguồn, cá heo loại này to hơn một chút, lớn từ hai đến ba ngón tay. Vùng đầu nguồn, cá thường xuất hiện vào mùa nước nổi, khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Cá thích sống ở vùng nước chảy mạnh, nhất là ở các trụ cầu của dòng sông lớn.
Để bắt cá, người ta thường dùng ống tre dài chừng ba tấc có đục nhiều lỗ cắm xuống mặt bùn bờ sông, chừng tàn điếu thuốc thì họ đi rút những ống tre ấy lên là có cá bên trong, có người bắt bằng cách đặt lợp, dớn, hoặc giăng lưới…
Cá heo nướng muối ớt
Cá heo sông Hậu là món ngon của vùng thượng nguồn, chỉ nướng thôi cũng đủ để trở thành món ngon miền Tây Nam Bộ mang hương vị đặc trưng của vùng Tứ giác Long Xuyên. Cá heo nướng chấm vào chén cơm mẻ giằm ớt xanh, ăn kèm với rau thơm, xà lách, dưa leo, khóm, chuối chát…
Thịt cá béo ngọt điểm xuyết vị cay của ớt, cầu kỳ hơn một chút thì làm món cá heo kho thố. Vị cay của tiêu bột, vị ngọt của thịt cá, vị béo của mỡ heo, vi mặn ngọt của muối nước mắm đường hoà nhau trở thành bản hoà tấu hương vị tuyệt vời.
Cá heo nhúng lẩu
Hoặc là muốn có món vừa để ăn cơm vừa để lai rai khi có bạn bè thì bạn bày lẩu chua nhúng cá heo sông Hậu với nhiều bông rau đồng quê, nếu không có lá me non làm chất chua thì bạn dùng nước cơm mẻ pha ít bột trái giác hườm, trái bần chín.
Những chất tạo chua này điều hợp và mỗi thứ có một hương vị cuốn hút riêng, món này chấm với nước mắm ngon dầm ớt hiểm hoặc muối ớt. Tiếp đó, bạn để nồi lẩu sôi thì gắp cá thả vào khoảng 5 phút thì vớt ra, ăn nguyên con mới thật ngon thật đã và nhớ dai tới mùa lũ năm sau quê hương sông nước này.
Cá heo khô thố
Ngoài ra cá heo sông Hậu còn làm được nhiều đặc sản miền Tây Nam Bộ hấp dẫn khác như: thả lẩu mắm cá đồng, chiên xù, hấp… Trong những ngày tiết trời se se lạnh, bữa cơm gia đình sẽ ấm cúng và ngon miệng hơn với món miền Tây cá heo kho tộ thơm phức, nóng hổi ngát mùi tiêu cay nồng bên cánh món canh chua quen thuộc của người dân Tây Nam Bộ.
Mời bạn cùng về vùng thượng nguồn sông Hậu, để thưởng thức các món đặc sản mùa nước nổi ăn mang vị đồng quê!
Cá linh non – đặc sản mùa nước nổi
Vào khoảng tháng 8 đến tháng 11, ở khu vực vùng trũng An Giang và Đồng Tháp nước lũ từ phía thượng nguồn sông Mê Kông đổ về, khiến các cánh đồng đầu nguồn ngập trong biển nước. Đây cũng là điều kiện thuận lợi về nguồn thủy sản tự nhiên từ phía biển Hồ theo cơn lũ “tràn” về. Vì thế nơi đây được mệnh danh là “vựa” thủy sản của cả nước.
Cá linh được xem là loại đặc sản mùa nước nổi ở vùng Đồng Tháp Mười. Cá linh non có thể chế biến thành nhiều món ngon miền Tây Nam Bộ đặc trưng hương vị miền sông nước.
Chế biến cá linh theo cách nấu món miền Tây
Nói về sự đa dạng và phong phú về ẩm thực đồng quê của người dân vùng Tây Nam Bộ, cá linh có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn theo cách nấu món miền Tây: cá linh kho lạt, lẩu cá linh bông điên điển, cá linh chiên giòn, cá linh nhúng cơm mẻ, cá linh nướng than hồng….
Cá linh kho lạt
Nguyên liệu:
– 500 gram cá linh sống.
– 1 trái dừa (lấy nước).
– 2 muỗng canh nước mắm cá linh .
– Gia vị: tiêu, tỏi, bột ngọt, hành…
Thực hiện:
Cá làm sạch, lưu ý không đánh vảy, lấy mật, chỉ cần ngâm nước muối cho sạch nhớt là nấu được.
Cho cá, nước màu, bột ngọt, đường, tiêu vào nồi nước dừa đang nấu sôi tùy vào khẩu vị của bạn mà thêm vào. Cho 2 muỗng canh nước mắm vào nồi cá rồi kho nhỏ lửa.
Kho cá đừng để cạn nước quá, khi ngửi thấy mùi thơm của cá tỏa ra là cá đã chín khi đó bạn phải giảm nhỏ lửa lại, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi nhấc xuống, cá linh thịt mềm rất mau chín.
Trình bày:
Múc cá ra đĩa, vắt nửa trái chanh và rắc thêm tiêu bột .
Món này ăn chung với cơm, rau ăn kèm khoái khẩu thường là bông súng, bắp chuối bào, tai tượng, kèo nèo hoặc có đọt lá vông non, đọt nhãn lồng, đọt lá cách…chấm với nước cá kho thì rất là tuyệt vời.
Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà cá có thể chấm thêm muối tiêu chanh hoặc muối ớt. Ăn lúc cá còn nóng để thưởng thức hương vị đậm đà của món cá linh này nhé.
Lẩu cá linh bông điên điển
Khi bạn đặt chân đến vùng đất miền Tây vào mùa lũ, không thể bỏ qua món lẩu cá linh bông điên điển. Lẩu cá linh bông điên điển là một trong những món ngon miền Tây Nam Bộ đặc biệt nhất, bởi sự kết hợp từ những nguyên liệu chế biến mà thiên nhiên đã ban tặng trong mùa lũ như: cá linh non, bông điên điển, bông súng đồng… hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị khó có thể mà quên được.
Nguyên liệu nấu lẩu cá linh bông điên điển:
– Cá linh: 500 gram
– Bông điên điển: 500 gram
– Dừa tươi: 1 quả
– Me chín: 50 gram
– Ngò gai (mùi tàu): 50 gram
– Bông súng: 5 cọng
– Lá me non: 1 nắm
– Gia vị: Dầu ăn, bột ngọt, tỏi bằm, tóp mỡ, tiêu, bột ngọt.
Cách chế biến lẩu cá linh bông điên điển:
Làm sạch cá linh, xóc khô. Ướp cá với tỏi bằm, tiêu, bột ngọt, để khoảng 30 phút cho cá thấm gia vị.
Bắt nồi lên cho dầu vào, phi thơm tỏi, lá me non xào chín. Cho nước dừa, lá me vào. Đến khi nước sôi. Nêm nếm vừa ăn. Bỏ cọng của bông điên điển, rửa sạch, để ráo.
Khi ăn đem nồi lẩu bắt lên bếp gas mini ( hoặc bếp than hồng) đặt giữa bàn, để lửa nhỏ đến khi nước sôi để cá linh vào (không để cá chín quá), có thể cho thêm ít rau lẩu, sau đó cho bông điên điển vào và ăn ngay. Ăn kèm với bún hoặc cơm trắng rất ngon.
Lưu ý: Để thưởng thức món ngon miền Tây Nam Bộ – lẩu cá linh bông điên điển ngon một cách đúng điệu, nên cho cá vào từng lượt khi ăn, không để cho quá chín. Đặc biệt là bông điên điển, nước lẩu vừa sôi nhúng vào là vớt ra ăn liền.
Cá linh chiên giòn
Nguyên liệu:
Cá linh: 500 gram cá linh tươi
Bột chiên giòn: 200 gram
Dầu ăn, bột ngọt, tiêu, tỏi bằm
Cách làm cá linh chiên giòn:
Móc bỏ ruột cá, rửa sạch, để ráo. Ướp cá linh với tỏi bằm, bột ngọt, tiêu. Đặt cá vừa ướp vào ngăn mát tủ lạnh để thấm gia vị. Khoảng 30 phút sau, gia vị ướp cá sẽ ra nước. Nếu đổ ngay vào bột chiên, lượng bột phủ thân cá sẽ nhiều, mất ngon.
Để hạn chế điều này, sau khi ướp xong, bạn đổ cá ra rổ, xóc nhẹ cho cá ráo nước, rồi mới cho bột chiên vào, lắc đều cá với bột. Làm nóng chảo dầu, cho cá linh đã bao bột vào chiên. Khi cá chín vàng, vớt ra giấy thấm dầu, trang trí tùy thích. Món này ăn kèm tương ớt.
Không gì khoái khẩu cho bằng khi được thưởng thức món ngon miền Tây Nam Bộ – các món đặc sản mùa nước nổi bình dị mà tinh tế đến tuyệt vời. Góp phần làm đa dạng và phong phú hơn về nét ẩm thực miền Tây Nam Bộ nói riêng và sự đa dạng, phong phú về văn hóa ẩm thực Việt nói chung.
Đặc sản ẩm thực 3 miền
-
Miền bắc
Nếu như miền Bắc có những món ăn như Phở Hà Nội, bún chả Hà Nội, bún cá cay Hải Phòng, chả mực Hạ Long,vịt cỏ vân đinh, phở cuốn, nem rán,bún đậu mắm tôm, Thái Bình có bánh cáy một trong những món ăn mà khách du lịch rất thích khi mua về làm quà.
Nếu như bạn đến Hải Dương thì không thể nhắc đến bánh đậu xanh một trong những loại bánh mang thương hiệu đậm đà bản sắc của người Hải Dương, một trong những món ăn rất quan trọng không thể thiếu trong đám cưới, đám hỏi là bánh phu thê ở Bắc Ninh, một món ăn đã truyền tai nhau qua năm tháng với đậm bản sắc của Hà Nội mang trong mình những giọt mồ hôi và những năm tháng khó nhọc đó là cốm và còn rất nhiều món ăn mang đang đậm sắc của miền Bắc.
-
Miền Trung
Miền Bắc có những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa thì miền Trung gắn liền với những món ăn như: bánh canh cá lóc Quảng Trị một trong những món ăn mà khách du lịch khi đặt chân đến nơi này.
Nói về Huế thì không thể nào biết đến với cơm hến, bún bò, trà cung đình một trong những món ăn được rất nhiều người biết đến kể cả khi bạn ở miền khác thì cũng có thể thử những món ăn này ở Huế để gợi lại hương vị ở Huế.
Nếu ai đã biết danh hài Trường Giang thì thể nào không biết quê hương của chàng trai này một trong những món ăn mà được bao nhiêu người yêu thích là cơm gà tam kỳ, mì quảng nghe tên là đã thấy rất ngon rồi phải không nào và bánh canh hẹ (Phú Yên), gỏi cá mai (Ninh Thuận), bún cá dầm (Nha Trang) đến miền Trung mà không có quà về thì tiếc ở đây có rất nhiều món đặc sản mua về làm quà như: mực rim me, bánh khô mè, trà cung đình Huế, bò khô…
-
Miền Nam
Nếu như miền Bắc, miền Trung có những món ăn mang đậm nét cổ điển, hiện đại thì món ngon miền Nam mang những nét dân dã với những nguyên liệu dễ tìm thấy được và tự nhiên mang đậm tính hoang rã với những món gắn với những tên cũng độc lạ như : đuông dừa nghe tên thôi là cảm thấy tò mò rồi phải không nào đây là món ăn được làm trực tiếp từ con đuông dừa một trong những ấu trùng chứa nhiều protein, vitamin A, C…
Bạn có thể thưởng thức với rất nhiều kiểu chế biến khác nhau, chắc hẵn các bạn ở các bạn về đây mà không thưởng thức được món bánh pía, bánh tráng miền tây thì thật hơi lãng phí ở đây mỗi một loại bánh đều mang hương vị độc đáo và mỗi loại bánh nơi đây đều có thể làm quà và rất là ý nghĩa cho người thân.
Danh sách các món ăn miền Tây Nam Bộ ăn vào là nghiền ngay
1. Lẩu mắm miền Tây:
Lẩu mắm là một món ăn đặc sản ngon nức mũi gắn liền với con người miền tây,nguyên liệu được tùy theo mỗi người chế biến với khẩu vị riêng. Nếu bạn đã từng đến đây và đã một lần thưởng thức Lẩu Mắm thì sẽ nhớ mãi hương vị của Miền Tây sông nước này.
Từ các loại cá đồng, cá sông cùng nhiều loại rau có sẵn trong vườn nhà, người dân xứ miệt vườn đã làm nên lẩu mắm độc đáo được nhiều người ưa thích không chỉ con người miền tây mà là tất cả những người có khẩu vị dân quê mộc mạc
Lẩu mắm là món ăn đã có rất lâu ở Cần Thơ và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua. Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc – An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo nếu ai đã đặt chân đến đây thì nhất định phải thử
2. Bò bía
Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ, xay nhuyễn, thêm một chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm không thể thiếu món ăn này.
Đây là món ăn nhẹ tăng thêm khẩu vị cho phần cơm của mỗi gia đình, nếu như bạn chỉ ăn một hoặc hai lần thì có khả năng rất bình thường nhưng nếu bạn ăn thêm một thời gian thì bạn sẽ bị lôi cuốn với sức hấp dẫn cùng với hương vị nồng của nước chấm và độ béo ngậy của bò và một chút rau giúp cho bạn tăng thêm vị của món ăn
3. Bánh tằm bì
Người miền tây có một loại bánh dân dã, trắng mọng kết hợp kết hợp cùng sự ngọt béo của nước dừa + một chén mắm chua ngọt và ăn kèm với bì giòn giòn sựt sựt đó là bánh tầm bì.
Cách chế biến bánh tầm bì rất dễ dàng và bạn cũng có thể thực hiện tại nhà được thật đơn giản và dễ dàng phải không nào.
4. Cá lóc nướng trui
Bạn đã từng nghe câu ca dao này chưa “Bắt con cá lóc nướng trui làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa” đây là món dân rã và mang thương hiệu của người dân sông nước này, món này thường được dùng tiếp bạn bè, gia đình rất được ưa chuộng tại miền tây sông nước này.
Cộng với mùi thơm đặc biệt này thì vị ngọt thanh của thiệt cá khi đã nướng chín cùng với da cá cháy giòn giòn thì việc cưỡng lại được món ăn này là điều không thể bỏ qua, không những thế khi thịt cá cùng hòa quyện với khế, chuối chát,dưa leo,rau thơm, … và nước chấm thêm vài quả ớt tạo thêm vị cho món ăn.
Bạn có thể tham khảo thêm các món ăn miền Tây:
+ Kẹo dừa – Bến Tre
+ Nem chua đặc sản truyền thống lai vung – Đồng Tháp
+ Mắm châu đốc vùng sông nước – An Giang
+ Bánh tráng sữa sầu riêng – Bến Tre
+ Bánh phồng sơn đốc giòn thơm xứ dừa – Bến Tre
+ Bánh tét lá cẩm trứ danh – Cần Thơ
+ Các loại trái cây miệt vườn đặc sản miền Tây
Ở trên là mình đã giới thiệu qua những món ngon miền Tây Nam Bộ, cũng như cách nấu món miền Tây từ các nguyên liệu mùa nước nổi mà thiên nhiên đã ưu ái cho vùng đất trù phú này. Ở góc độ khác trả lời cho câu hỏi “về miền Tây ăn gì?” bạn có thể thưởng thức những loại trái cây miền Tây khi đi du lịch miệt vườn.
Mời bạn ghé thăm trang Tour Việt để tham khảo những địa điểm du lịch nổi tiếng và thưởng thức những món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực vùng miền.